Lê Văn Hưu (1230 - 1322), là hậu duệ đời thứ 8 của Trấn bộc xạ tướng công Lê Lương, đỗ bảng nhãn khoa thi 1247, là tác giả của 30 bộ Đại Việt Sử Ký, giữ chức Binh Bộ Thượng Thư.
Lê Văn Hưu, tự là Tu Hiền, người làng Phủ Lý, là hậu duệ đời[1] thứ 8 của Trấn Bộc xạ tướng công Lê Lương, sinh năm 1230. “Bố ông là Lê Văn Minh tự là Văn Thiện lấy vợ họ Đỗ ở trong làng. Hai vợ chồng lấy nhau chưa được nữa năm thì ông Minh bị ác bệnh mà mất. Ông mặt mày đầy đặn, tư chất nhanh sáng, lên chín tuổi theo học ông thầy họ Nguyễn người xã Phúc Triền, học ngày càng tiến, được thầy học yêu khen…” – Theo Lê Đường Lê Biên[2].
Khu mộ nhà sử học Lê Văn HưuÔng tỏ ra là một thần đồng khi từ bé. Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối:
- Than
trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sách.
Lê
Văn Hưu liền đối:
- Nghiên
ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên. (Theo Lê đường
Lê Biên)
Sau
này ông trọ học tại chùa Báo Ân[3]. Một hôm ông gặp một đạo
sĩ tu theo đạo Lão. Đạo sĩ nêu câu đối “Cây thiên tuế sống ngàn năm”; Lê
Văn Hưu đối lại: “hoa thiên lý thơm ngàn dặm”; một bên “bản thân” ích kỷ,
một bên sống vì tiếng thơm có ích cho mọi người[4].
Lê
Đường Lê Biên có chép “Trong khi đi học
bà con thường nom thấy có 4 đám mây che trên đầu không bị mưa nắng. Đến 16 tuổi
lên trấn thi Khoa, có soạn 1 câu vào lá đơn khiếu của dân xã An Lạc, khi về chỉ
còn thấy có 3 đám mây che trên đầu, bèn đem việc ấy nói với nhạc phụ. Ông (nhạc)
bèn lên trấn tĩnh với thượng quan xin phân giải việc song lại thấy được 4 đám
mây che trên đầu. Khi ấy thầy học rất yêu bèn gả con gái lớn cho[5]”.
Năm Đinh Mùi (1247), niên
hiệu Thiên Ứng Chính Bình đời vua Trần Thái Tông; Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn khi mới 17
tuổi (ông là người đỗ bảng nhãn trẻ nhất
trong các kỳ thi). Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh
hiệu Tam khôi. Nguyễn Hiền, 12 tuổi đỗ Trạng
nguyên. Đặng Ma La, 14 tuổi
đỗ Thám hoa[6].
Ông
được giữ chức Kiểm pháp quan[7],
rồi Binh bộ Thượng thư (năm 1274), sau đó được phong chức Hàn lâm học sĩ, kiêm
Giám tu quốc sử, tước Uyên nhân hầu. Theo An Nam Chí lược của Lê Tắc: “Ông vừa có tài, vừa có hạnh, làm thầy Chiêu
Minh Vương[8],
đổi làm Kiếm Pháp quan, sửa sách Việt chí”.
Theo
lệnh vua Trần Thái Tông, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn
Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại
Việt Sử Ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc
quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế (tức Triệu Đà) - cho
tới Lý Chiêu Hoàng. Đại
Việt sử gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần
Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Như
vậy, BẢNG NHÃN TIÊN HIỀN LẬP QUỐC SỬ; THƯỢNG
THƯ BINH BỘ ĐUỔI NGUYÊN MÔNG
Theo
sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm Việt Nam Sử Lược, bộ Đại Việt sử hay Đại
Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Sau khi xâm lược Đại
Ngu, nhà Minh đã đưa sách của nước Nam về Trung Quốc, trong đó có 30 quyển Đại
Việt sử ký, những sách ấy đã thất lạc.
Đến
nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những
lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư,
gồm 29 đoạn ghi: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt
sử ký ngoại kỉ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của
thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài
liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải
tiếc nữa, thế là được rồi."
Nếu
tổ tiên của Lê Văn Hưu tôn sùng và theo Đạo Phật {như Lê Lương xây 03 chùa: Chùa Hương Nghiêm (Kẻ Rị), Minh Nghiêm (Kẻ
Bôn), Trinh Nghiêm (Kẻ Go), Đạo Quang Trưởng Lão, và Đạo Dung đều theo Đạo Phật}
thì Lê Văn Hưu đã chọn Đạo Nho, là người khởi đầu, đặt nền móng cho kỷ nguyên mới
về đề cao con đường khoa bảng của người Kẻ Rị. Hơn 500 năm sau, tiến sĩ Trần Lê
Hiệu (khoa thi năm 1822), người Kẻ Rị, thường khuyên bảo học trò của mình phải
thờ phụng Lê Văn Hưu “Tiên sinh thường
ngày xem quẻ di chúc lại cho học trò phải tới phụng thờ Lê Văn Hưu, cũng dám
xin khắc (lời này) vào bia để lưu truyền mãi về sau. Kính cẩn ghi lại” Theo
bia Tiến sĩ Trần Lê Hiệu. Ngày nay con em trong và ngoài xã cũng thường xuyên đến
thắp hương ông, đặc biệt là mỗi kỳ thi.
Quả
thật đối với các bậc danh nho, không ơn nào hơn ơn thờ phụng[9], không món quà nào quý giá
hơn chữ nghĩa văn chương. Chính việc phụng thờ, noi theo con đường khoa bảng của
Lê Văn Hưu, các thế hệ người Kẻ Rị đời nối đời thường được vinh danh trong các
khoa thi, và đưa Phủ Lý trở thành một trong những điểm sáng nhất trong nền quốc
học nước nhà. (Xin xem thêm Đóng góp của người Kẻ Rị cho Phật Giáo và Nho Giáo)
Lê Văn
Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm
Tuất (tức 9 tháng 4 năm 1322), thọ 92 tuổi. Ông
được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm (ngôi mộ tọa Quý hướng Đinh), thuộc địa
phận làng Diên Hào. Hiện nay, ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và
một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông.
Đền
thờ ông (làng Thần Hậu) được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết
định số 208 ngày 13/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa.
Lễ dâng hương nhà sử học Lê Văn Hưu, ngày 23/3 âm lịch (ngày kỵ) hằng năm (ảnh chụp năm 2019)
Nhà
ông ở làng Diên Hào (trước đây các cụ gọi
là nhà Quan bảng), trong nhà có bàn thờ, câu đối quan Bảng, nội dung câu đối
do ông Trần Văn Dầm dịch, nhưng nay bị thất truyền. Sau Cách mạng Văn hóa, nơi
đây được sử dùng là Nhà Văn hóa, sân điếm của Đội 6, tức nhà Văn Hóa làng Phủ
Lý Nam (Diên Hào) ngày nay.
Mộ
của ông được phong, tôn tạo trên nền đất cũ tại xóm Mả Giòm, làng Diên Hào từ năm
vào những năm 2005. Ông được phong là Thành hoàng làng và được thờ tại đình Ôn
Xá, thôn Thị Trung, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Đền
thờ Lê Văn Hưu được công nhận là Điểm du lịch tại Quyết định số 4731/QĐ-UBND
ngày 27/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã
Thiệu Trung công bố Quyết định Điểm du lịch Đền thờ Lê Văn Hưu vào ngày 10
tháng 2 năm Kỷ Hợi (2019).
Lễ Công bố Quyết định điểm du lịch đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu
Tên
ông được đặt tên cho tên trường: Trường Trung học Phổ thông Lê Văn Hưu (Thiệu
Hóa), Trường Trung học cơ sở Lê Văn Hưu (huyện Nhà Bè, TP. HCM) …. Và nhiều đường
ở Thanh Hóa, Hà Nội, TP. HCM và nhiều tỉnh thành khác.
Ảnh và bài
Nguyễn Xuân Văn
[2]
Gia phả họ Lê có 2 cuốn: Gia Lê Chính Phả ghi được 6 đời, Lê Đường Lê Biên ghi
từ đời thứ 7 đến đời 22
[3]
Thuộc làng Nhồi, nay là xã Đông Tân huyện Đông Sơn, gần thị xã Thanh Hóa.
[4]
Theo Kẻ Rị - Kẻ Chè, 1988
[5] Câu văn chữ Hán có phần “lộn xộn” đã
gọi là “ nhạc phụ ” sau đó xong việc mới gả con gái cho Lê Văn Hưu đem chuyện
“mất đám mây che ”nói với thầy họ , sau khi việc phân giải thấy yêu nên gả con
gái cho; việc gọi Nhạc phụ như câu chữ Hán tuy sớm song cũng đúng.
[6]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư
[7]
Chức quan tư pháp giữ hình luật
[8]
Tức Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần Thái Tông
[9]
Noi theo con đường khoa bảng