DỰNG TƯỢNG PHẬT KHỔNG LỒ Ở NGÀN NƯA SẼ BIẾN GIÁ TRỊ RIÊNG, ĐỘC ĐÁO THÀNH BÌNH DÂN, NƠI NƠI ĐỀU CÓ.

 Giá trị của Ngàn Nưa được hình thành từ những câu chuyện lịch sử, hiện tượng tự nhiên và hệ sinh thái tạo nên sự khác biệt, nếu mất 1 trong các yếu tố trên giá trị Ngàn Nưa sẽ lu mờ.

Nói đến Ngàn Nưa người đời nghĩ nay tới câu chuyện lịch sử nữ nhi nước Nam, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Ngô xâm lược, chính Bà Triệu đã tạo nên tên tuổi Ngàn Nưa và Ngàn Nưa nơi lưu giữ câu chuyện của Bà Triệu hàng ngàn năm qua.

Ngàn Nưa không cao, nhưng đứng sừng sững giữa đồng bằng, tạo thế vững chắc, mây phủ đỉnh núi tạo nên sự huyền bí, linh thiêng, dễ dàng nhìn thấy từ các huyện xung quanh. Chính vì sự độc đáo đó mà các hiện tượng tự nhiên, người dân ở các huyện ở Thanh Hóa như: Triệu Sơn, Như Thanh, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân….đã gắn những hiện tượng tự nhiên với Ngàn Nưa như: “Cơn mưa Núi Nưa vác bừa mà chạy” (có nghĩa cơn dông xuất hiện ở Núi Nưa thường là mưa lớn, phải bác bừa mà chạy); khi đào giếng có mạch nước lớn, người dân thường cho rằng đó là mạch núi Nưa mặc dù nó cách rất xa vài chục km; khi người về nơi tiên tổ, thường được nằm gối đầu Núi Nưa (hướng về Núi Nưa).

                                               Dự án huyền tích Am Tiên sẽ xây tượng Phật cao 167 m

Núi nưa không cao, rừng nguyên sinh đã hết, nay chủ yếu là cây bụi, và một số cây mới trồng, nhưng khi lên đỉnh Núi (Am Tiên) thì khí hậu hoàn toàn khác, thường có sương mù dày đặc, mát mẻ tạo nên tiểu sinh thái đặc biệt.

Tiểu khí hậu ẩm ướt đã tạo lớp thảm trên đỉnh Am Tiên

Cách đây khoảng gần 20 năm, người ta cho rằng Am Tiên (Đỉnh núi Ngàn Nưa) là huyệt đạo quốc gia, các lãnh đạo thi nhau trồng cây và gắn biển đá, cây chen chúc, ốm yếu vì phải cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, mỗi gốc cây đặt biển đá đồ sộ, thoạt nhìn tưởng là nghĩa địa, trong số những người khắc tên biển đá, không ít người đang ngồi nhà đá.

Gần 10 năm nay người ta đặt những tảng đá, trống đồng lên đỉnh núi gọi là “Huyệt Đạo”, và mỗi khi đến đây hàng trăm, ngàn ngàn người đi, đứng lên huyệt đạo, đi vòng quanh ngược chiều kim đồng hồ, nam thì đi 7 vòng, nữ thì đi 9 vòng, làm như vậy thì còn gì là huyệt đạo, nơi khơi thông, điểm giao hòa giữa trời và đất?

                         Đá đặt trên huyệt đạo ghi bài thơ của nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Không rõ việc này có liên quan gì đến chuyện hơn 20 vị lãnh đạo Thanh Hóa hóa lên mặt báo ngoài “kịch bản”, Có tướng, có quân, có hội, có đoàn, đông vui như trẩy hội, xóm trên ngõ dưới, cả nước luận bàn.

Câu chuyện về Ngàn Nưa tồn tại gần 2 ngàn năm qua gắn với bao thế thệ, hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật. Vậy mà, ngày  26/4/2025, thông qua truyền thông cả nước biết đến Sun khởi công DA “Huyền tích Am Tiên” với quy mô 350 ha, tượng Phật cao 167,5m, người vui, kẻ buồn, còn đâu hệ sinh thái, liệu có lu mờ huyền tích Bà  Triệu khí phách, hiên ngang? Thay vào đó tượng Phật là chủ thể của Ngàn Nưa.

Sau khi nhiều nhà khoa học và người dân lên tiếng thắc mắc tại sao di tích Bà  Triệu lại làm tượng Phật cao nhất thế giới? ngày 9/5/2025, Báo Thanh Niên có bài “Sun Group thông tin về 'làng huyền tích' trên núi Am Tiên tôn vinh Bà Triệu”, đọc đi đọc lại thì thấy Sun sẽ xây tượng voi trắng 1 ngà, cao 70 m, chẳng khác gì voi ở khu du vui chơi cho thiếu nhi.

Voi phun nước

Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 2009 (theo Trieuson.gov.vn). Không rõ Dự án “Huyền Tích Am Tiên” có nằm trong khu di tích quốc gia không? Và có xin ý kiến của người dân, các nhà khoa học trước khi lập DA chưa? Chỉ khi truyền thông đưa tin khởi công DA thì người dân mới biết.

Tôi rất băn khoăn, sự tích Bà Triệu với Ngàn Nưa rõ như ban ngày, mọi người đều biết mà nhiều lãnh đạo Thanh Hóa ở TW và địa phương, ông chủ Sun Group (người TH) chẳng lẽ không biết?

Không thể nói DA có xây tượng voi phun nước là có tích của Bà Triệu, Dự án này cho thấy Bà Triệu không phải là chủ thể ở Ngàn Nưa, vì tượng Phật át hết mọi thứ ở đây. Biết rằng DA tâm linh – kinh tế thì lấy lợi ích làm trọng, nhưng chỗ nào cũng tượng Phật, không có tích, không có câu chuyện thì tượng Phật cũng chỉ là khối đá, liệu có bền vững không? Hãy xem các Dự án xây chùa khủng ở các nơi thì rõ. Phật ở tâm, nhưng tâm, đức của sư thờ Phật nhiều nơi có đáng để người dân theo không?

Địa linh sinh nhân kiệt, xưa nay người đời vẫn cho là vậy! Quả là vậy, nếu không phải vậy, tại sao địa phương này lại thường sinh ra những anh kiệt hơn những nơi khác, khó mà giải thích bằng khoa học di truyền được. VD: Hàng ngàn năm nay, người tài ở các vùng thường tập trung về trung tâm đô thị sinh sống, về nguồn gen, cơ hội học tập, tiếp cận khoa học sẽ tốt hơn ở chốn thôn quê, tỷ lệ đỗ đạt, thành danh sẽ cao hơn những vùng thôn quê, nhưng những thủ lĩnh, những ông chủ lớn thì thường xuất hiện ở quê, nơi long mạch không bị đào bới như đô thị. Lãnh đạo tỉnh và ông chủ của Sun là người TH chắc chắn được thừa hưởng nhiều mạch khí, long mạch của sông núi quê hương, chẳng lẽ lại không biết điều này?

Dự án “Huyền tích Am Tiên” xây tượng Phật khổng lồ nhất thế giới sẽ làm lu mờ, biến huyền tích Bà Triệu, giá trị riêng và độc đáo của Ngàn Nưa thành giá trị thông thường, tượng Phật ở đâu cũng có.

Ps/ Gần 10 năm nay, Thanh Hóa vẫn loay hoay với Dự án xây tượng Bà Triệu ở đền Bà Triệu (Hậu Lộc), nơi Bà hy sinh.  Đền Bà Triệu có không gian hẹp, xây tượng Bà cao lớn không hợp. Vậy việc dựng tượng Bà Triệu Ngàn Nưa (nơi Bà khởi binh) hay ở Hậu Lộc nơi Bà hy sinh, nơi nào phù hợp hơn?

Xuân Văn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn