Kính lão đắc thọ là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta. Tiền nhân quan niệm rằng: Tuổi thọ là do trời ban, chức quan chỉ là vua ban. Do vậy người xưa chào các bô lão trước khi chào quan.
Trong sổ Hương ẩm ở Kẻ Rị, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa có ghi:
- Chiếu giữa dành cho cụ Tiên chỉ và quan tước triều đình. Cụ Tiên chỉ 90 tuổi ngồi ngang hàng với tiến sĩ (văn) hay quận công (võ). Nếu có cả tiến sĩ và quận công ngồi bên “ tả ” (trái) cụ tiên chi ngồi bên “hữu” (phải) với qui ước “nhất tả nhị hữu”.
- Từ đó trở xuống thì tính:
+ Cử nhân ngồi cùng chiếu với cụ 80 tuổi;
+ Tú tài ngồi cùng chiếu với cụ 70 tuổi;
+ Lý trưởng ngồi cùng chiếu với cụ 70
tuổi;
+ Ông đồ ngồi cùng chiếu với cụ 60 tuổi.
Như
vậy, Lý trưởng cũng chỉ là bậc thứ Tư trong làng phải theo sự chỉ bảo của các cụ
nhiều tuổi.
Trước
năm 1945, ở Kẻ Rị tồn tại hai tổ chức chỉ huy làng xã. Tổ chức thứ nhất là
chính quyền Lý Hương theo hệ thống dọc của nhà nước phong kiến. Đứng đầu tổ chức
này là Lý trưởng. Hội đồng Lý hương do dân bầu và được nhà nước công nhận. Tổ
chức này điều hành các công việc được nhà nước, như: Thu thuế, bắt lính bắt
phu, tuần giờ, bảo vệ xóm làng, xử đoán các vụ tranh chấp kiện tụng trong phạm
vi làng xã.
Tổ
chức thứ hai là tổ chức “Làng Lão” đứng đầu là cụ Tiên chỉ. Tiên chỉ của làng
là người già nhất làng không kể địa vị, giàu nghèo. Khi cụ Tiên chỉ mất đi người
già thứ hai trong làng sẽ thay thế. Dưới cụ Tiên chỉ là “ba bàn lão”, mỗi bàn bốn
cụ. Căn cứ vào sổ hương ẩm, tính từ cụ nhiều tuổi trở xuống lấy đủ 12 cụ vào
các Bàn lão này. Giúp việc làng lão là các Giáp trưởng, điều hành các việc
trong giáp, nhất là việc ma chay của các cụ già. Làng lão chỉ huy mọi việc
trong làng, trong họ. Chính quyền Lý hương phải tuân theo trong các việc cắt đặt,
nhân các tuần tiết, lệ lạt, đóng góp. Các việc “hành chính”, nhiều khi lý trưởng
phải trình cụ Tiên chỉ và được làng lão giám sát. Như vậy, trong phạm vi làng
xã, tổ chức làng lão vẫn có uy tín hơn tổ chức chính quyền.
Quy
luật già nuôi trẻ, trẻ dưỡng già vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, ngày nay vai
trò của người già không còn như trước, ví dụ: Cụ “Tiên chỉ” không thể chỉ đạo
được “Lý trưởng”; cách ứng xử của xã hội đối với người cao tuổi đâu đó, đã khác
xưa. Do nhận thức, vì miếng ăn, nên nhiều người chào quan trước khi chào các cụ
cao tuổi, có khi còn chẳng cần chào các bô lão. Đâu đó, người già còn bị đối xử
lạnh nhạt, hắt hủi ngay trong gia đình, làng xóm. Nhiều người già thấy một số bọn
trẻ, nhiều khi tránh xa, khẻo nó gây chuyện lại thiệt thân.
Xuân Văn