Nhắn chị hàng thừng

   Kẻ Rị là làng khoa bảng của Xứ Thanh, nơi đây có nghề làm thừng, chão, chính nghề này đã sinh ra bao điệu hò, câu hát của các anh, các chị lúc nông nhàn, chẻ nứa, chắp thừng. Họ là những người ít được học, phần đa là không biết chữ, nhưng để lại cho thế hệ sau những câu hò, điệu hát đi vào lòng người, khó mà kiềm chế được sự ngưỡng mộ về sự sâu sắc, ý tứ của các thế hệ trước. 

   Do thị trường hàng hóa đa dạng và phong phú, nghề làm thừng đã không còn trên vùng đất Kẻ Rị, nhưng những câu hò, điệu hát còn vang mãi các thế hệ sau.

                                  Các cụ vẫn chẻ nan, lạt để gói bánh Chưng mỗi dịp Tết

-        Anh đây chính thức thủ đô

Anh vào làng Rị gặp O đánh thừng.

-        Ai vào làng Rị nhắn chị hàng thừng

Trăm chắp ngàn nối xin đừng quên nhau.

-        Cơm ăn mỗi bữa mỗi bò

Lấy người làng Rị phải lo đánh thừng.

-        Làng Rị tốt đất cao nền

Ai về làng Rị cũng quên cửa nhà.

Ai về làng Rị quê ta

Có sông tắm mát, có nhà nghỉ chân

Tháng Ba ngày Tám thanh nhàn

Vợ chồng mua nứa chẻ nan mằn (làm) thừng.

-        Trời làm cực nhọc vì đâu

Suốt ngày em chỉ dao cau[1] với nứa thừng?

Anh đây tứ hải giao phương

Thấy em anh những xót thương thay là.

-        Làng em có ông tổ làm thừng

Ruộng đồng vãn việc, trông chừng làm thêm

Gọi là cá mắm, dầu đèn

Đồng trầu, đồng muối, không quên cày bừa

Anh đừng tính chuyện say sưa

Giao du quên việc sớm trưa ruộng đồng.

-        Cây nứa ruột trắng vỏ xanh

Ngoài xanh trong trắng quấn quanh đẹp là

Nứa xinh, nứa đến quê ta

Dẻo bền mà chắp thừng đà nên đôi.

-        Thừng bền thừng lại nên đôi

Xoắn xoa xoắn xuýt như lời kết giao

Chàng ơi! Đông liễu Tây đào

Thiệt cho cây nứa dẻo cắm sào đợi ai!

-        Một lời đã trót tâm giao

Dưới dày có đất, trên cao có trời

Dẻo giang thừng nứa thông rời

Tây đào Đông liễu mặc người ta vui.

-        Thuyền tình cứ bến trông chừng

Nứa kia cứ nhớ làng thừng mà vô

Ruộng đồng sông xá lô xô

Vui thay thừng chão[2] bốn mùa thong dong.

-        Tay em cầm lá dao bài

Chẻ nan thoăn thoắt tựa người cung tiên

Nứa thơm nứa ngọt như men

Cho anh chẻ nứa làm duyên Tấn Tần[3].

-        Dao lá bài sắc lắm anh ơi!

Cật nứa cũng sắc lỡ thời đứt tay

Nửa mai máu chảy ruồi bay

Ở nhà chị cả mượn thầy kiện em.

-        Anh đã có vợ con đâu

Không tin anh bẻ cành dâu anh thề.

-        Anh thề em cũng tin anh

Đường xa ngái khuất cho tình đắn đo

Sông sâu đã mấy ai mô?

Một cây nứa chẻ ai dò là mấy con găm?

-        Đôi ta xoắn xuýt như thừng

Đẹp đôi đẹp lứa duyên càng thắm tươi.

-        Đôi ta đẹp tựa thừng đôi

Thơm như nứa mới đậm lời kết giao.

-        Đôi ta như gác thừng riêng

Tháng Năm đi gặt, tháng Hai hội làng.

-        Đôi ta như chão như thừng

Giàu ăn khó chịu, dong lường mặc ai!

-        Đôi ta như vạn con găm

Cây cao cành lá vượt tầm khoe tươi.

-        Đôi ta như nứa về làng

Người thân thăm hỏi, họ hàng mừng cho.

-        Đôi ta như thừng buộc đôi

Sáng ra ch R bày nơi quán vàng.

-        Đôi ta như thừng chóc ba

Người làng khen ngợi, người xa trầm trồ.

-        Đôi ta như thừng chóc tư

n rừng xuống biển có hư cũng bền.

-        Còn không cho chúng anh chờ

Thừng kia chớ chắp mối hờ cho ai.

-        Ai đo thừng vắn (ngắn) thừng dài

Làm thừng để buộc, ai chơi bao giờ.

-        Buộc cho chặt mấy anh ch

Thừng săn, buc lỏng túi cô bán hàng.

-        Trông chừng kheo khéo mà lôi

Nghiến răng trợn mắt thừng tôi khó bền.

-        Mua thừng về xỏ mũi trâu

Bấy nay anh những sợ câu thế thường.

-        Chồng hiền em quý em thương

Mũi trâu mặc mũi, thế thường mặc ai.

-        Đố anh vui nhất xứ Thanh

Làng mô thừng nứa đánh nhanh đánh tài?

-        Đố anh đi khắp Đông Đoài;

Làng mô thừng nứa đánh tài đánh nhanh?

-        Đố anh tính toán nhập tâm

Một đôi thừng nứa mấy con găm cho rành?

-        Làng R có gốc bồ đề

Để anh biết được ông tổ nghề thừng ta?

-        Làng R có đất vua về

Sông Hương ngọt nước, trên chùa có bia

Có nghề làm ruộng sớm trưa

Có nghề đi sớm về khuya buôn đồng.

-        Chợ R một tháng sáu phiên

Đố anh thừng chão ngồi viền  (về) hàng mô?

Chợ R có lắm người dưng

Đố anh đếm được số thừng làng em?



[1] Là loại dao nhỏ dùng để chẻ nan, lạt từ cây nứa

[2] Là loại to gần gấp đôi sợi thừng

[3] Trước đây, thời Xuân Thu, Chiến Quốc, trai tài, gái sắc của hai nước Tấn và Tần thường kết duyên với nhau – Thầy La Đức Quang, giải nghĩa


                             


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn