Kẻ Rị - Kẻ Chè 1.000 năm văn hiến

Quê hương văn hiến

Con người tài danh

Làng khoa bảng lừng danh Kẻ Rị

Đất tinh hoa nức tiếng Chè Đông.

Khi nhắc đến vùng đất Kẻ Rị, Kẻ Chè xưa, Thiệu Trung nay thì những người tinh thông kinh sử đều nghĩ ngay tới các danh nhân có công lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua các thời kỳ, được sinh ra và lớn lên từ vùng đất linh này.

Chính những điều đó đã tô thắm và làm rạng rỡ thêm nếp truyền thống văn hiến của đất Kẻ Rị - Kẻ Chè xưa - Thiệu Trung nay qua các thời kỳ, điều này đã đưa Thiệu Trung trở thành một trong những điểm sáng trong Quốc sử Việt Nam.

Tuy Kẻ Rị - Kẻ Chè chưa sinh ra những người làm nên đại nghiệp. Nhưng cũng đáng được coi là vùng địa linh nhân kiệt, tiêu biểu trong chốn hương thôn xã tắc văn hiến một vùng. Người Thiệu Trung biết cày ruộng, đúc đồng, chóc thừng, đọc sách, dùi mài kinh sử, đó là vốn truyền thống của Đất và Người Kẻ Rị - Kẻ Chè.  Người đụng chạm đến tiền thì nghĩ ngay tới việc nghĩa, tạo phúc ấm cho đời sau như Lê Lương, Bộc xạ tướng công; Lê Văn Hưu người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam. Người nghèo biết lo làm ăn, có chí vượt lên trong cuộc sống đời thường, và có ý thức hệ sâu sắc, tâm huyết với quốc gia xã tắc như Lê Quát; một người đầy khí tiết anh hùng như Lê Giốc - khi bị giặc bắt, giặc buộc Giốc phải lạy, Giốc đã chửi mắng rằng “Ta là quan của nước lớn, sao phải lạy chúng mày, ông chửi giặc không ngớt miệng, bị giặc giết".  Trần Văn Mỹ, trọn trung với vua, vẹn nghĩa với lính, bỏ mạng sống để giữ thanh danh, đền nợ nước. Thật là khí phách để đời, thanh danh truyền kiếp. 

Một danh nho, một võ tướng, một trung quân ái quốc, một người nhìn xa trông rộng “Cây bút bằng năm vạn quânchở lật mới hay cốt ở dân; thuyền to ắt cậy đến hiền thần” như Nguyễn Mộng Tuân, sau này đã chọn Phủ Lý (Kẻ Rị) vùng địa linh nhân kiệt là chốn đi về, hậu sinh hương khói ngàn thu.

Kẻ Rị, làng khoa bảng đứng đầu của Xứ Thanh về đỗ đạt cao, 5 người tài đức được nhân dân địa phương ở các tỉnh phong là thành hoàng làng. Kẻ Chè theo truyền thuyết có 18 quận công (nay có 6 người là còn ghi chép được), nơi nức tiếng tinh hoa nghề đúc. Thật là:

 Khoa bảng lừng danh người Kẻ Rị; Tinh hoa nức tiếng đất Chè Đông.

Sông có thể cạn, đá có thể mòn, nhưng ý chí vượt khó của người Kẻ Rị - Kẻ Chè từ thuở trước, gương sáng người xưa thì vẫn trường tồn lưu hậu thế, sử sách, văn bia, tên trường, tên phố luôn nhắc nhở chúng ta nhiều điều. Thật là, nguồn có sâu và cao, thì dòng mới xa và chảy xiết; đức có sáng thì mới rạng đời sau.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung, thế kỷ XV), thì việc sinh ra và dưỡng dục được "Hiền tài" là phúc lớn không chỉ của gia đình, dòng họ, làng quê, mà còn cho toàn thiên hạ.

Trên đời có những nơi, đất và người đã làm cảm phục lòng người, khó mà kiềm chế được sự ngưỡng mộ. Phải chăng nơi đây, ý trời đã chiều theo lòng người? Nhìn lại nghìn năm qua, từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Hồ; Kẻ Rị - Kẻ Chè đất có khí thiêng, người có khí phách; thời nào cũng sinh anh tài làm rạng danh tổ quốc, là gương sáng cho đời sau; để lại tiếng thơm muôn thuở, đời nối đời tưởng nhớ tiền nhân.

Đất và người Thiệu Trung ngày nay vẫn đang phát huy được truyền thống khoa bảng, lao động cần cù và chống giặc ngoại xâm; được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thật là:

 “Phủ Lý tiền nhân đỗ đại khoa lưu vạn thuở; Thiệu Trung hậu thế sinh anh hùng tiếp đời vinh”.

 Chao ôi, nghĩ mà khâm phục biết chừng nào! Đất và Người Kẻ Rị - Kẻ Chè quả là như vậy!

                                                                         Nguyễn Xuân Văn

                                                           (Nội dung của sách sẽ cập nhật sau)

Phụ lục

I.     CÁC NHÀ KHOA BẢNG NGƯỜI LÀNG KẺ RỊ (Phủ Lý)

Kẻ Rị là làng khoa bảng số 1 của Xứ Thanh về đỗ đạt cao, có 2 trạng nguyên và 1 bảng nhãn, và 7 tiến sĩ thời Phong Kiến.

1.1.         Lê Văn Hưu (1230-1322). Người Làng Phủ Lý (Kẻ Rị) đỗ Bảng nhãn khoa thi 1247, giữ chức Binh bộ Thượng thư, tước uyên hầu, người đặt nền móng cho quốc sử Việt Nam, ông viết bộ Đại Việt sử ký mà nhiều đoạn được giữ lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV thời Lê sơ.

1.2.         Đào Tiêu (?---?), ông còn có tên là Đào Thúc, người làng Phủ Lý (Kẻ Rị) đỗ trạng nguyên khoa thi năm 1275, giữ chức Hữu bật đại hành khiển (Hữu thừa tướng), sau được phong là Phúc Thần, dân làng thờ phụng hương khói. Làng ông mang tên làng Thần Hậu kể từ đó.

1.3.         Lê Quát (1319 - 1386), người làng Phủ Lý (Kẻ Rị), ông đậu Đệ nhất giáp, đệ nhất danh (tức Trạng Nguyên) khoa thi năm 1345 đời Trần Minh Tông, (Theo Văn bia văn chỉ huyện Đông Sơn); Năm 1359, Lê Quát kiêm chức Hàn lâm viện phụ chỉ. Năm 1366, Hữu bộc xạ Lê Quát xét duyệt sổ đinh ở Thanh Hóa. (ĐVSKTT). Sau được thăng Thượng thư hữu bật nhập nội Hành khiển – Hữu Thừa tướng.

1.4.         Lê Giác: người làng Phủ Lý (Kẻ Rị) đậu đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Tỵ. đời Trần Hiến Tông 1331. (theo Bia Văn chỉ Đông Sơn, chép từ Bản xã Tiên hiền Phủ Lý), chức hữu bật đại hành khiển, coi thừa chi viện hàn lâm. Vào chầu Kinh diên, cơ mật viện sử. (Tuy nhiên một số tài liệu ghi Lê Giác và Lê Giốc chỉ là một).

1.5.         Lê Giốc (? - 1378) người làng Phủ Lý (Kẻ Rị) là con của Lê Quát, ông đỗ đệ nhị giám tiến sĩ (Hoàng Giáp), khoa thi năm 1363, đời Trần Dụ Tông, hiệu Đại trị thứ 6 (Văn bia Văn chỉ Đông Sơn). Theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục lại viết ông đỗ Thái học sinh khoa thi năm Giáp Tuất (1334). Ông làm tới chức Kinh Doãn (Đứng đầu Kinh thành Thăng Long, là chức vị chỉ giao cho những người rất tin cẩn, tài năng).

1.6.         Trần Văn Thiện (1438 - ). Người làng Phủ Lý, sinh năm 1438, không rõ năm mất; đỗ Tiến Sỹ năm Quý Mùi 1463, ông làm tới chức Thượng Thư Bộ Hình {theo văn bia đề danh Tiến sỹ khoa quý mùi niên hiệu Quang Thuận, năm thứ 4 (1463)}.

1.7.         Lê Bá Khang, người xã Phủ Lý (Kẻ Rị). Ông đỗ đệ tam giám đồng tiến sĩ xuất thân, khoa thi Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 3 (1511) đời vua Lê Tương Dực, làm quan đến Tham chính.

1.8.         Lê Biện,  (1586-?) người làng Phủ Lý, đỗ Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Đức Long năm thứ 3 (1631). Ông làm quan Lại khoa Đô Cấp sự trung, tước Cẩm Nham tử.

1.9.         Vũ Kiêm (1615-?) người làng Phủ Lý. Đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất năm 1646. Ông làm quan Tham chính Sơn Tây.

1.10.     Trần Lê Hiệu (?...1849), Đệ tam giáp tiến sĩ (khoa thi Nhâm Ngọ 1822). Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn phủ Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 38 tuổi; khoa thi hội năm nhâm Ngọ niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)) {(Văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi hội năm Nhâm Ngọ niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)}, làm quan tới chức Lang Chung, Đốc học Quảng Nam.

2) NGƯỜI KẺ RỊ ĐƯỢC PHONG LÀ THÀNH HOÀNG LÀNG

2.1.         Lê Dụng là Cháu của Lê Lương, pháp danh Đạo Quang Trưởng Lão, là ông tổ của dòng họ Lê Văn, (Lê Cả Đồn) làng Hòa Chúng, xã Quảng Thọ, ông được nhân dân làng Hòa Chúng thờ là Thành hoàng làng vì có công khai hoang lập ấp.

2.2.         Lê Văn Hưu: Ông được phong là Thành hoàng làng và được thờ tại đình Ôn Xá, thôn Thị Trung, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đền được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012.

2.3.         Đào Tiêu: Được thờ là đức Thánh Cả làng Thần Hậu, thuộc Kẻ Rị, xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ngoài làng Thần Hậu, làng Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phương,  nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thờ Đào Tiêu là thành hoàng làng (Theo Viện Đông Bác Cổ tổng điều tra năm 1938).

2.4.         Lê Giốc: Ông được truy sắc phong là phúc thần và nhân dân ven sông Đại Hoàng lập miếu thờ ông (Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – tác giả Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế).

2.5.         Lê Bá Tài: là con của Lê Bá Khang (đỗ đệ tam giám đồng tiến sĩ xuất thân, khoa thi Tân Mùi, 1511), ông theo Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, và định cư tại làng Phú Xuân, Phường Tây Lộc, TP. Huế; và phát triển thành dòng họ Lê Văn ở đây.  Lê Bá Tài (Thành hoàng làng - nhân thần) được thờ tại Đình làng Phú Xuân cùng với một số Thiên thần khác, Đình làng Phú Xuân đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Họ Lê Phú Xuân thường kiêng húy chữ Khang, Khương.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn