Chàng trai nhà quê ở làng nọ vừa cưới vợ người TP.
Buổi sáng ngày nọ, hai vợ chồng đang nói chuyện ở gian giữa
nhà thờ, vừa thấy bố đến ban thờ thắp hương, chàng trai quát lớn một tiếng! Vợ
tái mặt, bố giật mình, ông quay sang chỉ vào mặt con trai mình nói:
“Á chà chà, hôm này mày lên giọng nước cà thối cơ đấy!
Mày mà bắt nạt vợ là chết với tao, họ nhà ta từ trước tới nay có ai như mi
không hả thằng tê?”
Ông bố quay sang con dâu dặn: Nếu nó mà còn bắt nạt con thì
con bảo với thày (cha), thày cho nó biết tay, xem nó có dám oai oách nữa không?
Con dâu vâng dạ!
Sau đó, ông bố quay đi, vừa đi vừa gật đầu nhẹ, chắc suy ngẫm:
“Thằng này giỏi thật, mình đẻ ra nó mà nó làm được những việc mình chưa làm
được”.
Nàng dâu cũng không phải vừa, kể từ hôm đó, quan tâm, thủ thỉ,
giữa bố mẹ chồng và nàng dâu liên kết, hình thành Đồng Minh, thường xuyên vạch tội “hắn”.
LỜI BÀN:
Con dâu và bố mẹ chồng là hình thành Đồng Minh, nhờ các cụ
trị chồng là đúng kiểu; Nếu vợ chồng, hoặc trai gái, dâu rể là Đồng Minh để chiến
đấu bố mẹ thì nhà đó vô phúc.
Ở một góc độ khác:
F
Con cái nên thay đổi để chiều/chấp nhận tính
cách của bố mẹ già là hợp lẽ đời.
F
Nếu con cái bắt bố mẹ già phải thay đổi tính
cách để hợp ý mình là không bao giờ được. Chỉ vì bố mẹ không thay đổi tính cách
hợp ý mình mà con cái xa cách, hắt hủi thì đó là nhà vô phúc, hỏng ít nhất 3 đời!