Các kỳ thi không thường kỳ

 Thường cứ 3 năm một kỳ thi Hương và năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Tuy vậy, trong lịch sử khoa cử cũng có những khoa thi bất thường như:

KHOA MINH KINH

Khi Lê Thái Tổ mới thu phục được Đông Đô có tổ chức khoa Minh Kinh và lấy đỗ 32 người. (Minh Kinh có nghĩa là hiểu rõ các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Mục đích khoa thi này để kén chọn người tài ra làm quan, khi đất nước vừa giải phóng. Các người ẩn dật ở núi dừng thời quân Minh cai trị, các triều trước từ tứ phẩm trở xuống, các quân nhân đã học giỏi kinh sử đều có thể dự thi.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

KHOA HOÀNH TỪ

Thời Lê, các khoa Hoành Từ được tổ chức vào các năm 1429, 1691, 1715, 1724, 1733, 1757. Hoành Từ có nghĩa là lời văn dồi dào, rộng rãi, có học lực cao sâu. Có khi khoa Hoành Từ tổ chức ngay sau thi Đình. Những người đậu tiến sĩ (hoặc không đậu tiến sĩ) vẫn có thể dự thi, mục đích không để sót người tài {Thí dự Đoàn Bá Dũng đậu tiến sĩ khoa Canh Dần (1710), đậu Hoàng Từ khoa 1724}. Khoa thi 1715 có Trương Nguyên Diêu và Chu Nguyên Châu đậu Hoành Từ mà chưa đậu tiến sĩ. Các người đậu khoa Hoàng Từ vẫn theo tài năng để bổ dụng làm quan. Đồ Hoàng Từ còn vinh dự hơn đỗ tiến sĩ, vì tiến sĩ thi mà không đỗ Hoành Từ.

CHẾ KHOA

Chế Khoa là kỳ thi như thi Hội, cũng qua 4 kỳ nhưng không xếp tam khôi và hoàng giáp (gọi là Chế Khoa vì vua ra đề). Dù đầu Chế Khoa vẫn không có học vị trạng nguyên (như Lê Tạc Tú, quê Thượng Cốc, Triệu Sơn đỗ đầu Chế Khoa). Chế Khoa vẫn được đãi ngộ như tiến sĩ, có tên ở bia đá Văn Miếu. Các năm có Chế Khoa trong sử sách còn ghi như: Năm 1554 lấy 5 người đệ nhất giáp Chế Khoa và 8 người đệ nhị giáp Chế Khoa. Khoa 1565 lấy đỗ 10 người… Đời Tự Đức cũng mở chế hoa gọi là Cát Sĩ.

ÂN KHOA

Ân Khoa cũng như thi Hội, thi Đình, nhưng mở trước kỳ hạn, vào các dịp vua có điều mừng như sinh hoàng tử, mừng thọ vua tròn tứ tuần, ngũ tuần, lục tuần.

 KHOA SĨ VỌNG

Thi Sĩ Vọng thường tổ chức xen kẽ giữa các kỳ thi Hội. Nhưng người đỗ có thể được bổ tri huyện như cử nhân. Các khoa này thường thi ở sân phủ Chúa Trịnh. Khoa này thể lệ thi không quy định chặt chẽ. Trong sử có ghi các khoa Sĩ Vọng như: Khoa 1658 lấy đỗ 22 người, được bổ các chức quan trong triều và các trần. Khoa 1673 lấy đỗ 30 người, khoa 1697 lấy đỗ 19 người (chữ Hán, Vọng có nghĩa là ngưỡng mộ).

KHOA ĐÔNG CÁC

Đông Các là kỳ thi chọn người giỏi văn bản để đảm bảo các văn bản viết thật chính xác trước khi triều đình ban hành. Khoa này cũng không có học vị nhưng rất vinh dự. Thời lê Trung Hưng có mở các hoa Đông Các vào các năm 1659, 1676, 1727. Khoa Đông Các năm 1676 lấy đỗ 6 người, phần nhiều đã đỗ tiến sĩ. Về Đãi ngộ, người đỗ Đông Các thường được phong chức Đông Các Đại Học Sĩ, một chức vụ vinh dự như nhà bác học.

Tài liệu tham khảo

-                  Theo danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa, 1995, Trần Văn Thịnh chủ biên;

-                  Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú;

-             Thi cử, học vị, học hàm dưới các triều đại phong kiến Việt Nam của Đinh Văn Niêm.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn