Là nghề tạo ra sản phẩm mà được xã hội tin dùng, trả giá cao và giữ được đạo.
Nhiều
người cho rằng dạy học là nghề cao quý vì nó ảnh hưởng đến cả thế hệ. Vậy nghề
dọn vệ sinh môi trường, nếu không làm tốt không chỉ ảnh hưởng đến một thế hệ mà
ảnh hưởng đến nòi giống của nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến cả các nước lân bang
thì sao? Chẳng lẽ nói nghề dọn vệ sinh cao quý hơn các nghề khác.
Nguồn ảnh: Internet
Vậy
nếu nghề dạy học mà tạo ra sản phẩm kém chất lượng, không dám lên tiếng đúng
sai, bảo vệ mình, và người thân; thế giới không dùng, hoặc dùng với giá rẻ mạt
thì ai chịu trách nhiệm, có còn là nghề cao quý nữa không?
365
ngày trong năm, đâu đó, báo chí, cộng đồng mạng, phụ huynh phàn nàn, lên tiếng
vì sự bất cập, vi phạm đạo đức nghề thì có còn tự nhận là “Cao quý” không? Tất
nhiên nghề nào không có chuyện này chuyện khác, đó chỉ là con sâu làm rầu nồi
canh. Tiếc rằng thời gian gần đây, nồi canh có quá nhiều sâu!
Hai
nghề trực tiếp cứu mạng con người đó là ngành y và luật sư, họ cũng chưa nhận
là nghề cao quý. Trong khi ngành giáo dục không ảnh hưởng trực tiếp, tức thời đến
tính mạng con người, nhiều trò không thành công (điểm cao) trong nhà trường, vẫn
thành danh trong xã hội thì giải thích sao?
Trước
đây, thầy dạy gì thì trò chỉ biết nấy. Nay thời thế đổi thay, thầy không cập nhật
thông tin, vẫn theo lối cũ, nhiều thứ trò biết, thầy chưa biết, mà vẫn dạy lý
thuyết sáo rỗng, thì không tạo thêm giá trị cho sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới sản
phẩm của mình tạo ra.
Thầy
trò, không chỉ là quan hệ nghĩa thầy trò thông thường, mà còn là quan hệ đối
tác, khách hàng. Đã là đối tác, khách hàng là quan hệ hệ vô cùng quan trọng, cần
đến nhau, không thể tách rời.
Do
vậy việc trò đến thăm, tặng hoa, quà tri ân thầy là chuyện bình thường, đáng
làm. Vì quan hệ đối tác và khách hàng, các doanh nghiệp, tổ chức họ vẫn đến tặng
quà cho nhau mỗi dịp đặc biệt, nhưng không vì thế mà cho mình là đặc biệt, cao
quý hơn người khác.
Vậy
thầy có nên tặng quà cho trò không? Câu trả lời này dành cho mọi người tự trả lời.
Nếu
tôi là thầy tôi sẽ có quà tặng trò của mình, theo lễ nghĩa có đi có lại. Nên tặng
quà gì cho trò? Có thể là quà ăn được hoặc không ăn được như: Lời khuyên và lời
cảm ơn là đủ quý. Vì chính trò là người
làm sáng tỏ hay lu mờ tài đức của người thầy.
Nhiều
trường, thầy bỏ bao công sức, tiền của để đào tạo học sinh giỏi, đem chuông đi
đánh xứ người. May ra gặp trò giỏi, vận may (thầy giỏi gặp trò hay), trò được
giải làm vẻ vang cho trò, thầy và trường. Nhưng hình như chưa nghe thầy và trường
cảm ơn trò đã làm rạng danh tên tuổi của mình.
Cái
cao quý của nghề, không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn giữ được đạo. Nhiều
thầy khi trò có chức quyền về thăm mình, trò đã không giữ lễ, thì thầy nên giữ
đạo. Không vì chức quyền, không giữ lễ
nghĩa của trò mà thầy tỏ ra bối rối, khúm núm thì còn gì là đạo của nghề cao
quý nữa?
Như
vậy, trong xã hội ngày nay, không có nghề nào cao quý hơn nghề nào, mà tất cả
các nghề tạo ra sản phẩm có giá trị có xã hội đang cần, giữ được đạo nghề thì đều
là nghề cao quý và cá nhân cao quý./.
Xuân Văn