Các Nhà Khoa Bảng Xứ Thanh Thời Phong Kiến

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Theo Thân Nhân Trung, TK 15), thì việc sinh thành và dưỡng dục được hiền tài không chỉ là phúc lớn cho gia đình, dòng họ, quê hương mà còn cho toàn thiên hạ. Do vậy, các bậc minh quân, thánh nhân luôn trọng dụng hiền tài. Nguyễn Mộng Tuân (Đông Anh, Đông Sơn) đã đúc kết “Danh khôi thiên hạ chân nam tử; Quốc lại nhân hiền cổ đế vương”; tạm dịch:  Tiếng thơm trong thiên hạ thuộc về người quân tử; các đế vương xưa thường dùng người hiền tài để trị quốc.

                                                    Nguồn ảnh: Internet

Có thể nói thế núi, hình sông, truyền thống hiếu học đã góp phần tạo nên “Nguyên khí” của Xứ Thanh.  Nói đến Xứ Thanh, người đời không chỉ biết đến vùng đất phát tích các vương triều: Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Nhà Nguyễn mà còn biết đến vùng đất có truyền thống khoa bảng.

Nhìn vào bảng thành tích khoa bảng Kẻ Rị (Thiệu Trung), làng Vĩnh Trị (Hoằng Quang) nói riêng, Thanh Hóa nói chung, nhiều người khó có thể kiềm chế được sự ngưỡng mộ mà trầm trồ thốt lên rằng: Vùng đất này, dòng họ kia thật sự có truyền thống khoa bảng; nơi đã sinh thành, dưỡng dục bao “Hiền tài” đóng góp đáng kể trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hình thành văn hóa Việt.

Nhìn chung các bậc Khoa bảng Xứ Thanh không chỉ nổi danh bởi chữ nghĩa, mà còn để lại cho đời nhiều bài học về trách nhiệm với quốc gia dân tộc. Như Lê Quát (Thiệu Trung, Thiệu Hóa) một nho thần gặp cảnh vận nước đi xuống, muốn làm sáng tỏ đạo thánh hiền, gạt bỏ dị đoan để khai thông bế tắc, nhưng đành bất lực. Khi quân Chiêm Thành tiến vào Thăng Long, bắt sống Lê Giốc (con của Lê Quát), nhiều người đầu hàng và bỏ chạy, Nhiều người theo mệnh lệnh của giặc, chỉ trừ có ông. Ông bị giặc bắt, giặc bảo lạy, ông cả giận nói: "Tao là trọng thần nước lớn, há lại lạy mày là quân tiểu man à?" (Rồi) chửi không ngớt miệng, bị giặc giết. Việc đó đến triều đình, truy tặng (ông) là Mạ tặc trung vũ hầu”. (Lịch triều hiến chương loại chí). 

Thiều Quý Linh (Đông Văn, Đông Sơn) đi sứ nhà Minh, khi trở về thấy Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, chửi không tiếc lời, bỏ về quê nhảy xuống sông tự tử để giữ chữ Trung.  Tống Duy Tân (Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc) không màng địa vị danh lợi, từ quan để tham gia Phong trào Cần Vương.  Ông là một trong những lãnh tụ Cần Vương chống Pháp. Ông bị Pháp bắt và giết tại Thanh Hóa (10.1892).

Phó bảng Nguyễn Đôn Tiết (Hoằng Phúc, Hoằng Hóa) đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của nhà vua, gặp cảnh đất nước lâm nguy, ông không tán thành với sự nhu nhược của triều đình Nguyễn. Ông tham gia Phong trào cần Vương, bị bắt trong trận 12 - 3 -1886 khi chỉ huy nghĩa quân đánh thành Thanh Hóa. Thực dân Pháp đày đi Lao Bảo và ông mất ở trong tù. Con trai ông là Nguyễn Hiệu Tư hi sinh ở chiến lũy Ba Đình. Con trai thứ là Nguyễn Đôn Dự đậu giải Nguyên, tham gia phong trào Đông Du, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo.

Khoa bảng không phải là con đường duy nhất, nhưng là con đường thênh thang nhất dẫn đến sự thành công trong cuộc sống. 

Khoa thi năm 1589 lấy 4 người, thì đều là người Thanh Hóa. Nhưng khoa thi năm 1604, 1613, 1616…không có người Thanh Hóa đậu.

      Bảng thống kê các kỳ thi đình trong toàn quốc từ năm 780 đến năm 1919.

Các triều đại

Năm

Số khoa thi

Số tiến sĩ cả nước

Số tiến sĩ Thanh Hóa

Tỷ lệ số người Thanh Hóa đỗ

Thi tại Trung Quốc

780 -804

 

 

2

 

Lý -  Trần - Hồ

1009 - 1407

20

509

13

3%

1428 -1527

51

657

49

7%

Mạc

1527 -1592

22

483

25

5%

Lê -  Trịnh

1549 -1789

56

782

89

11%

Nguyễn

1802 - 1919

39

558

29

5%

Tổng

 

188

2.989

206

6,8%

(Nguồn: Danh sĩ Thanh Hóa và việc học ngày xưa, NXB Thanh Hóa, 1995).

Trong số 206 ông Nghè Xứ Thanh:  Có 6 trạng nguyên, 8 bảng nhãn, 6 thám hoa. Trường hợp Lê Quát, Thiệu Trung, Bia Văn chỉ huyện Đông Sơn và Bản xã Tiên hiền Phủ Lý chép ông đỗ Trạng Nguyên năm 1345 (Khoa này nhà Trần không chép rõ danh sách người đỗ), Gia phả họ Lê Đình, Tân Ninh, Triệu Sơn, chép ông đỗ Thái Học Sinh}.

Nếu xem trạng nguyên (huy chương Vàng), bảng nhãn (Bạc), Thám Hoa (Đồng). Do vậy, tạm xếp thứ tự đỗ cao theo đơn vị hành chính cấp huyện, TP. (đơn vị hành chính trước năm 2017), như sau:

 

STT

TP, huyện

Tổng số

Trong đó

1

TP.Thanh Hóa

36

1 trạng nguyên, 2 bảng nhãn, 1 thám hoa

2

Thiệu Hóa

29

2 trạng nguyên (Trường hợp Lê Quát đang còn nhiều nguồn khác nhau), 1 bảng nhãn

3

Yên Định

10

1 lưỡng quốc trạng nguyên, 2 bảng nhãn

4

Vĩnh Lộc

15

1 trạng, 1 bảng nhãn, 1 thám hoa

5

Hậu Lộc

9

1 trạng nguyên, 1 bảng nhãn

6

Hoằng Hóa

23

1 bảng nhãn

7

Nga Sơn

6

2 thám hoa

8

Đông Sơn

12

1 thám hoa

9

Thọ Xuân

12

1 thám hoa

10

Nông Cống

20

 

11

Triệu Sơn

17

 

12

Tĩnh Gia

8

 

13

Quảng Xương

4

 

14

Hà Trung

2

 

15

Chưa rõ huyện

3

 

 Tổng

 

206

 

Đã xác định được quê hương của 206 ông nghè tại 14 đơn vị hành chính cấp huyện, 92 xã. Còn 8 trường hợp chưa xác định được xã, 3 trường hợp chưa xác định được huyện.


Trong số 206 nhà Khoa Bảng Xứ Thanh:

TẠM XẾP THEO HUYỆN

+ TP. Thanh Hóa có 36 vị (Có 1 trạng nguyên, 2 bảng nhãn, 1 thám hoa), đứng thứ Nhất về số lượng và đỗ cao.

+ Huyện Thiệu Hóa có 29 vị, (Có 2 trạng nguyên, 1 bảng nhãn - trường hợp Lê Quát, còn nhiều tài liệu chưa thống nhất), đứng thứ Nhì về số lượng và đỗ cao.

TẠM XÉT THEO XÃ

+ Hoằng Quang (TP) đứng thứ Nhất: Có 22 vị bao gồm 4 phó bảng (1 trạng nguyên, 1 bảng nhãn). Điều này có nghĩa, xã Hoằng Quang về huyện/TP nào, thì nơi đó trở thành số I;

+ Thiệu Trung (Thiệu Hóa): Tạm đứng thứ Nhì về đỗ cao: Có 10 vị, trong đó có 2 trạng nguyên, 1 bảng nhãn – Nếu thống nhất trường hợp Lê Quát là trạng nguyên (theo bia Văn Chỉ huyện Đông Sơn… ghi ông là trạng nguyên), thứ tự sẽ khác.

TẠM XÉT THEO LÀNG

-        Làng Phủ Lý (tên nôm Kẻ Rị)/Thiệu Trung đứng thứ Nhất: 10 vị Khoa Bảng (2 trạng nguyên, 1 bảng nhãn);

-        Làng Vĩnh Trị (Hoằng Quang) đứng thứ Nhì: Có 7 vị (1 trạng nguyên, 1 bảng nhãn).

 Nguyễn Xuân Văn tổng hợp và bình

 PS. Chi tiết xem đường link sau

https://online.pubhtml5.com/cdlfy/maqm/

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn