Kỹ thuật làm chế phẩm vi sinh và phân vi sinh từ rác thải nhà bếp và phế phẩm nông nghiệp

 Kỹ thuật làm chế phẩm sinh học và phân vi sinh từ rác thải nhà bếp và phế phẩm nông nghiệp

Techniques of making bio-inoculant and organic compost from wastes of kitchen and agriculture. The programs funded by NS2PC for local community through Corporate Social Responsibility - CSR 

https://www.youtube.com/watch?v=Deg1TZkVQKg&t=158s

Kỹ thuật làm chế phẩm vi sinh và phân vi sinh từ rác thải nhà bếp và phế phẩm nông nghiệp

Hàng ngày, các hộ gia đình thải ra môi trường những rác nhà bếp, như: Rau củ, quả, thức ăn thừa. Việc này góp phần làm ô nhiễm môi trường. Trong khi những chất thải nhà bếp, phế phẩm nông nghiệp là nguyên liệu hữu ích để làm phân hữu cơ có giá trị cho trồng hoa, trồng rau phục vụ tiêu dùng và bán ra thị trường.

Sau đây, xin giới thiệu kỹ thuật để các hộ tự làm men vi sinh và phân hữu cơ phục canh tác và xử lý mùi hôi chuồng trại.

Bước 1: Sử dụng vi sinh vật trong tự nhiên

NGUỒN VI SINH VẬT: Lấy hỗn hợp lá cây tươi, khô, gỗ mục, các loại nấm khô….(vì trên mỗi loại có các loại vi sinh vật khác nhau)

Ngâm chìm vào thùng nước. Nếu bình 15 lít nước, cần bỏ 100 g đường, hay mật, và 2 hộp sữa chua để cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật phát triển.

Lắc đều, bịt vải lên thùng (để tránh ruồi, nhưng vẫn đảm bảo không khí để vi sinh vật phát triển) để 3- 4 ngày (mùa hè). Mở ra thấy mùi hơi chua, và mùi ngọt của mật rỉ đường là lên men thành công. Dung dịch lên men thường có màu nâu hoặc nâu vàng, mùi hơi chua.

Bước 2: Cách làm chế phẩm men vi sinh

Dùng nước ngâm hỗn hợp lá ở Bước 1 có chứa nhiều vi sinh vật, trộn với cám gạo, hoặc cám ngô… trộn đều, đến độ ẩm 60 %, trường hợp nước chứa vi sinh vật ở Bước 1 không đủ, có thể dùng nước để bổ sung cho đủ độ ẩm (dùng tay bóp cám, thành hình, không tơi, không chảy nước là đạt độ ẩm 60%).

Dùng bì thoáng khí, quần áo hỏng phủ lên đống cám vừa được trộn. Chú ý đảo đều 1- 2 ngày/lần để đống ủ lên men đều, sau 1 tuần có thể thấy trên bề mặt đống ủ có nấm mốc màu trắng hoặc xám trắng là thành công.

- Cám đã lên men tức chế phẩm men vi sinh để nơi khô mát, đóng bì bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.

Trong thời gian ủ men, các vi sinh vật hoạt động nên nhiệt độ của hỗ hợp cám có thể tăng lên đến 50 – 60 độ)

  Bước 3: Dùng chế phẩm men vi sinh để xử lý rác thải hữu cơ và tiến hành ủ phân hữu cơ

Chế phẩm men vi sinh (tạo ra ở Bước 2) dùng vào những việc sau

1.    Rắc vào chuồng gà, vịt, lợn, bò để xử lý phân, khử mùi hôi: Rắc đều, đắp đống, ủ 3 – 5 tuần là dùng được.

2.    Rắc trực tiếp vào đất, gốc cây, để men vi sinh phân hủy các chất hữu cơ trong đất, giúp tơi xốp.

3.    Xử lý rác thải hữu cơ (nhà bếp, phế phẩm nông nghiệp)

-        Cho chế phẩm men vi sinh vào thùng thoáng khí:  Rau củ quả hoặc thức ăn thừa hằng ngày được cắt nhỏ, cho vào giữa thùng, lấp lại bằng chế phẩm vi sinh. Đảo trộn thường xuyên để rác hữu cơ được lên men đều.

      - Rau củ quả, thức ăn thừa được cho vào đến khi đầy thùng, lấy toàn bộ ra đặt ở nơi thoáng mát trong vòng 3 tuần tiếp theo sẽ thành phân hữu cơ hoai mục.

* Đối với hộ có đất vườn: Có thể đào hố, hoặc đắp đống rác thải nhà bếp và phế phẩm nông nghiệp ở góc vườn, rắc men vi sinh. Thường xuyên trộn, lấy bì, vải, hoặc lá chuối đắp lên, để giữ độ ẩm, 3- 5 tuần sẽ thành phân hữu cơ.

                 

Tóm tắt từ bài giảng của TS. Mai Thành Luân, HDU


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn